Số lượt đọc bài viết:
640
Broker chứng khoán là gì? Nếu bạn đang tìm hiểu về thị trường chứng khoán và đang bỡ ngỡ không hiểu Broker là gì thì hãy cùng Dinhnghia.vn đi tìm hiểu về Broker trong bài viết sau:
1. Broker chứng khoán là gì?
Broker có thể là sàn môi giới chứng khoán và cũng có thể là người môi giới chứng khoán đứng ra bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Broker đóng vai trò là đầu mối kết nối liên kết giữa những nhà đầu tư với các bên cung cấp hay nói đơn giản hơn là giữa bên mua và bên bán.

Broker chứng khoán là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực đầu tư bởi để có thể giao dịch “Thuận buồm xuôi gió”, nhà đầu tư cần phải tìm được sàn môi giới uy tín. Broker chứng khoán sẽ được hưởng khoản hoa hồng sau những lần giao dịch thành công.
2. Chức năng và vai trò của Broker chứng khoán
- Họ đảm nhận công việc nghiên cứu, phân tích xu hướng thị trường đầu tư và đưa ra những lời khuyên về lộ trình đầu tư hợp lý tạo ra lợi nhuận cho trader.
- Broker chứng khoán giúp cho việc kết nối diễn ra nhanh hơn và rút ngắn thời gian của cả hai bên từ đó góp phần phát triển chứng khoán trong và ngoài nước.
- Broker sẽ cung cấp những sản phẩm hay dịch vụ của trader cần bán đến với những trader cần mua.
- Broker chứng khoán giúp giảm thiểu chi phí giao dịch tạo điều kiện phát triển thị trường chứng khoán làm tăng trưởng nền kinh tế xã hội.
3. Phân loại Broker chứng khoán
Nhà môi giới hưởng hoa hồng
- Là người thực hiện các giao dịch cho khách hàng và nhận được hoa hồng hay phí môi giới do khách hàng trả khi hoàn thành dịch vụ giao dịch. Nhà môi giới hưởng hoa hồng không bị rủi ro, bởi vì họ không nắm giữ chứng khoán trong khi thực hiện các hoạt động của mình.
- Nhà môi giới hưởng hoa hồng là thành viên chủ yếu của các Sở giao dịch chứng khoán.
Nhà môi giới chuyên môn hay còn được gọi là nhà chuyên gia chứng khoán (Specialist)
Đây là loại nhà môi giới có ở một số Sở giao dịch chứng khoán New York của Mỹ. Tại Sở giao dịch chứng khoán này, mỗi loại chứng khoán được giao dịch tại một quầy giao dịch nhất định. Trong mỗi quầy giao dịch có một số nhà môi giới chuyên môn được Hội đồng quản trị của Sở phân công thực hiện mua, bán một số loại chứng khoán nhất định.
Nhà môi giới chuyên môn thực hiện hai chức năng chủ yếu:
- Thực hiện các lệnh giao dịch
- Tạo thị trường cho một số cổ phiếu được phân công.

Khi thực hiện các lệnh giao dịch, các chuyên gia này nhận được phí môi giới như những nhà môi giới khác.
Khi thực hiện chức năng là nhà tạo thị trường nhà môi giới chuyên môn phải duy trì một thị trường ổn định bằng cách khi có các loại chứng khoán do mình đảm nhận có mức chênh lệch lớn giữa giá bán và giá mua, nhà môi giới chuyên môn sẽ chào bán hoặc đặt mua chứng khoán đó cho mình với giá ở giữa hai mức giá trên.
Kết quả là thu hẹp được mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Ngoài hai loại nhà môi giới trên, ở Sở giao dịch chứng khoán New York còn có nhà môi giới độc lập cũng là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, nhưng là một nhà môi giới không phụ thuộc vào bất kì công ty môi giới nào.
Họ có quyền thực hiện các lệnh giao dịch cho bất kì công ty nào nhờ họ và thường được trả thù lao 2$ cho 100 cổ phiếu được thực hiện giao dịch.
4. Làm thế nào để trở thành Broker chứng khoán
Với mức lương thu nhập khổng lồ, do vậy nghề môi giới chứng khoán đang ngày cảng được nhiều các bạn trẻ Việt Nam mơ ước. Song song với đó, Broker chứng khoán là công việc đòi hỏi khá nhiều kiến thức chuyên môn và sự am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực tài chính. Không những vây họ còn được coi là *Mentor” chỉ lối dẫn bước hướng dẫn trader cách để đầu tư tạo ra lợi nhuận. Vì thế để trở thành broker chứng khoán chuyên nghiệp, sáng suốt và bản lĩnh bạn cần đảm bảo những yếu tố sau:
Điều kiện đối với Broker chứng khoán cá nhân
- Chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán
- Đây là điều kiện không bắt buộc nhưng nên thực hiện. Bởi để thành công và thăng tiến trong nghề.
- Broker, những chương trình đào tạo chuyên nghiệp sẽ là nền tằng vững chắc đễ bạn có thế tiến xa hơn.
Ví dụ về những chứng chỉ chuyên môn chứng khoán
- Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán.
- Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán.
- Chứng chỉ Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán.
- Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Môi giới chứng khoán.
Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin tốt
- Muốn thu hút được nhiều nhà đầu tư, nhà môi giới cần khéo léo trong việc tư vấn, thuyết phục và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Nắm bắt được những thông tin cơ bản xung quanh nhà đầu tư là lợi thế đễ phát triển kỹ năng này. Khôn khéo trong tương tác để tạo mối quan hệ tin cậy với khách hàng. Chẳng hạn, trong cuộc trò chuyện Broker chứng khoán cần tạo thiện cảm bằng cách quan tâm và lắng nghe khách hàng và đặt họ vào trung tâm của cuộc nói chuyện. Đồng hành với đó là khả năng tự tin và có ý thức trách nhiệm với công việc.
Kỹ năng tư duy phân tích và tổng hợp thông tin
- Sự biến động là đặc trưng cơ bản của thị trường chứng khoán. Do vậy broker cần có những tư duy và phân tích kỹ lưỡng về chứng khoán đễ có thế tư vấn định hướng chính xác cho khách hàng. Không ngừng học hỏi, nắm bắt những thông tin về kinh tế và chính trị để nâng cao hiệu quả phân tích, tư duy.
Nắm bắt cơ hội đầu tư tốt
- Thành thạo các kỹ năng kinh doanh để không lỡ mất cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó Broker chứng khoán cần nhạy bén trong xác định xu hướng thị trường có tầm nhìn để chốt đầu tư nhanh gọn nhất.
- Ngoài những kỹ năng cơ bản trên, Broker chứng khoán cần biết cách quản lý thời gian tốt. Khối lượng công việc đến từ nhiều nguồn nên khả năng chịu áp lực phải tương đối cao. Biết cách tìm kiếm khách hàng đối tượng tiềm năng cũng là điều cốt lõi đễ trở thành một nhà Broker chứng khoán chuyên nghiệp.
Điều kiện đối với công ty môi giới chứng khoán
- Một công ty muốn thành lập, xuất hiện trước công chúng đều cần phải tuân thủ theo những quy định, luật lệ mà Nhà nước ban hành, cụ thể là:
Đảm bảo điều kiện về trụ sở làm việc, điều kiện vật chất
- Trụ sở làm việc phải đảm bảo được những hoạt động kinh doanh. Trang thiết bị văn phòng cũng như hệ thống và phần mềm phục vụ cho hoạt động đầu tư.
Điều lệ về vốn
- Tống số vốn đã góp tại thời điểm thành lập công ty phải bằng với số vồn pháp định theo Nghị định của Chính Phủ đưa ra.
Danh sách nhân sự
- Danh sách nhân sự cần phải đủ tối thiếu 3 người hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh. Toàn bộ nhân viên phải đảm bảo có trách nhiệm hành vi dân sự và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại các cơ quan tài chính nghiệp vụ hoặc trong lĩnh vực kế toán, ngân hàng.
5. Broker chứng khoán có lừa đảo không?
Hiện nay, có vô vàn sàn giao dịch chứng khoán mang danh quốc tế, uy tín hàng đầu nhưng đội lốt là những kẻ lửa đảo chuyên nghiệp. Những sàn môi giới lừa đảo thường tập trung vào những nhà đầu tư mới và ít kiến thức chuyên môn. Chính vì lẽ đó, các trader cần phải cẩn thận, xem xét kỹ lưỡng những tiêu chí đánh giá sàn chứng khoán môi giới uy tín ở phía trên. Ngoài ra, bạn cũng cần để ý đến những chiêu trò lửa đảo tinh vi, tình tiết đáng chú ý sau đây:
Hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép giả mạo
- Nếu họ không đưa ra được bằng chứng về giấy phép được cấp bởi cơ quan quốc tế uy tín như FCA, ASIC hay CySEC thì đồng nghĩa là họ đang hoạt động “chui”. Nên lựa chọn những cơ quan uy tín để đảm bảo cho quyền lợi của bản thân mình. Trong trường hợp họ đưa ra giấy tờ giả mạo bạn có thể truy cập vào website của cơ quan quản lý để điều tra.
Lời cam kết sáo rỗng
- Những sàn môi giới lừa đảo thường có chiêu trò dụ dỗ khách hàng bằng những lời cam kết đường mật. Họ sẽ đưa ra lời cam kết về lợi nhuận cao nhưng rủi ro vô cùng. Điều này hoàn toàn không hợp lý vì đây chỉ là các chiêu trò phô trương PR không thực tế.
Thông tin lý lịch không được cung cấp đầy đủ
- Thông tin trên website của broker chứng khoán lừa đảo thường rất sơ sài. Chẳng hạn những thông tin liên quan đến nhà môi giới, các sản phẩm giao dịch, số tiền nạp rút, điều kiện giao dịch hay là các loại tài khoản giao dịch. Không sở hữu những minh chứng pháp lý là biểu hiện rõ ràng nhất của một sản chứng khoán lừa đảo.

Ví dụ về broker chứng khoán lừa đảo:
- FX Trading Markets: Giả mạo FXTM, huy động vốn thông qua hệ thống đa cấp
- Liberforex: Giả mạo giấy phép của IFSC và bị cảnh báo bởi Bộ Công Thương Việt Nam.
- GG Trade: Giả mạo giấy phép của FMA và cam kết giao dịch lợi nhuận cao, rủi ro thấp.
- ECN Capital: Nhận lời cảnh báo bởi các cơ quan quản lý tài chính FINMA, CySEC.
- OT Capital: Bị cảnh bảo bởi cơ quan quản lý uy tín ASIC.
- Multiply Markets: Không có giấy phép, chi phí giao dịch cao, khó khăn khi rút tiền.
6. Những yếu tố để đánh giá broker chứng khoán uy tín
Dù bất cứ đầu tư vào lĩnh vực nào thì quá trình chắt lọc, kiểm tra và quyết định đầu tư là quan trọng nhất. Việc lựa chọn Broker uy tín sẽ là bước đệm hoàn hảo cho công cuộc đầu tư thăng tiến và lâu dài sau này. Vậy để lựa chọn sàn giao dịch môi giới chứng khoán uy tín cần quan tâm đến những tiêu chí cụ thể như sau:
- Công cụ tài chính phong phú: Các sàn môi giới chứng khoán có khả năng cung cấp nhiều thị trường tài chính như CFD, cổ phiếu hoặc ETF sẽ là tiêu chí đầu tiên để đánh giá mức độ uy tín.
- Đa dạng tài khoản: Tài khoản được cung cấp ở nhiều mức độ lợi ích khác nhau. Về chính sách đảm bảo quyền lợi, mức đòn bẩy cao hơn hay có nhiều công cụ để giao dịch hơn. Bên cạnh đó Broker uy tín cũng nên cung cấp tài khoản demo cho khách hàng mới tham gia và tài khoản chuyên nghiệp cho nhà đầu tư lâu năm.
- Giấy tờ cấp phép: Đây là bản minh chứng về vị thế, chỗ đứng của sàn môi giới chứng khoán trên thương trường tài chính. Đừng bỏ qua yếu tố này nếu như bạn không muốn gặp phải broker lừa đảo. Nếu có bạn hãy quan tâm đến những giấy phép được các quản lý tổ chức hàng đầu thế giới cấp phép.
- Phí chênh lệch (Mức Spread): Lợi thế dành cho Trader là mức phí Spread thấp. Tuy nhiên mức Spread không áp dụng cho tất cả các loại tài khoản.
- Hỗ trợ đòn bẩy linh hoạt: Lựa chọn sản có mức đòn bẩy rõ ràng, phù hợp. Không ở ngưỡng quá cao cũng không quá thấp.
- Nền tảng giao dịch minh bạch và rõ ràng: Nơi mà bạn sẽ tương tác với thị trường tài chính. Do vậy nền tảng giao dịch phải dễ sử dụng, đơn giản, rõ ràng, tích hợp được các dữ liệu phân tích cơ bản và phù hợp với đa số người dùng. Dễ dàng nhập và thoát lệnh và không gây ra nhiều lỗi không đáng có. Cần chú ý với những nên tảng chưa được cấp phép sử dụng còn khá đơn sơ, không chuyên nghiệp để tránh bị lừa oan uổng.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Hãy chọn những Broker chứng khoán cung cấp dịch vụ phản hồi ngay tức khắc, nên ưu tiên những sản môi giới cung cấp hotline 24/7. Đặc biệt những câu trả lời cần được phân tích, xem xét của chuyên viên tư vấn thay vì trả lời bằng máy tự động được lập trình sẵn.
7. Top 5 broker chứng khoán ở Việt Nam (2022)
Sinh lợi nhuận an toàn là mục đích đầu tiên của quá trình lựa chọn Broker chứng khoán. Những công ty cơ sở lâu năm, an toàn và minh bạch đảm bảo cho khả năng thành công thu lợi nhuận cao. Dựa vào những tiêu chí lãi suất, vồn điều lệ hay quy mô để căn cứ đánh giá. Dưới đây sẽ là top 5 sàn môi giới chứng khoán được đánh giá cao tại Việt Nam năm 2021.
7.1. Công ty Cổ phần chứng khoán VPS
Website: hftps://www.vpS.com.vn/
VPS đã trở thành một trong những công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam thông qua vốn điều lệ đạt 3.500 tỷ đồng. Tổ chức trung gian, tài chính uy tín xác lập kỷ lục dẫn đầu bảng xếp hạng thị phần môi giới cổ phiếu trên cả 3 sản: HOSE, UPCoM và HNX.
Dịch vụ cốt lõi của VPS:
- Ngân hàng Đầu tư
- Nghiên cứu và Phân tích
- Dịch vụ Môi giới Khách hàng cá nhân
- Dịch vụ Tài chính
- Dịch vụ Khách hàng cá nhân cao cấp
- Dịch vụ Môi giới Khách hàng Tổ chức
7.2. Công ty Chứng khoán VNDIRECT
Website: www.vndirect.com.vn
VNDIRECT thuộc top 4 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ tính đến năm 2016 là hơn 1500 tỷ đồng.

Dịch vụ cốt lõi của VNDIRECT:
- Môi giới khách hàng cá nhân và tổ chức
- Lưu ký chứng khoán
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp
- Quản lý danh mục đầu tư
- Dịch vụ môi giới chứng khoán BA
- Sản phẩm Miargin
7.3. Công ty Cổ phần kinh doanh chứng khoán Sài Gòn (SSI)
Website: hftps://www.Ssi.com.vn/
SSI là công ty có thâm niên hoạt động vững bền nhất trên lĩnh vực tài chính tại Việt Nam. SSI là đơn vị cung cấp giải pháp tài chính sáng tạo và toàn diện. Có thể nói đây là broker chứng khoán được ưa chuộng nhất trên thị trường Việt Nam và quốc tế.
Dịch vụ kinh doanh:
- Dịch vụ Chứng khoán Khách hàng Cá nhân
- Dịch vụ Chứng khoán Khách hàng Tổ chức
- Chứng khoán phát sinh
- Dịch vụ uỷ thác đầu tư KHCN
- Trái phiếu
7.4. Công ty Chứng khoán MBS
Webiste: hftps://mbs.com.vn/
Nằm trong 6 công ty chứng khoán đầu tiên tại thị trường Việt Nam và là công ty thành viên của Tập đoàn MB. Công ty chứng khoán MBS tập trung phát triển và nghiên cứu chuyên sâu những hoạt động liên quan đến:
- Môi giới chứng khoán
- Uỷ thác quản lý tài khoản, Lưu ký chứng khoán
- Chứng khoán phát sinh
- Dịch vụ điện tử
- Tư vần đầu tư
- Trái phiếu ABond
7.5. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPTS
Website: hftp://www.fpts.com..vn/
Đây là công ty nằm trong khối thành viên của Tập đoàn FPT. Gần 14 năm hình thành và phát triển, giờ đây FPTS đã liên tục khẳng định được vị thế và sự tin tưởng của khách hàng tại Việt Nam.
Dịch vụ kinh doanh:
- Môi giới chứng khoán
- Tư vấn đầu tư chứng khoán
- Lưu ký chứng khoán
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Trên đây là toàn bộ thông tin về Broker chứng khoán là gì? Top 5 broker chứng khoán uy tín nhất Việt Nam 2022 mà Dinhnghia.vn tổng hợp được. Chúc các bạn có thêm được những kiến thức bổ ích để đầu tư thành công.
Please follow and like us:
Hy vọng răng bài viết 2023 Broker chứng khoán là gì? Top 5 broker chứng khoán uy tín nhất 2022 của Chaolong TV kênh trực tiếp bóng đá miễn phí tốc độ cao tốt nhất hiện nay có thể giúp ích cho bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ !